Lịch sử Five Eyes

Thời kì đầu Đại chiến thế giới lần thứ hai, hợp tác thông tin tình báo gần như không tồn tại giữa các quân đội đồng minh, để thay đổi cục diện chiến đấu đơn độc, hai nước hoàn thành thoả thuận vào tháng 3 năm 1941, suy xét thiết lập chính thức quan hệ hợp tác tình báo. Sau "sự kiện Trân Châu Cảng", vấn đề cấp bách nhất Hoa Kì muốn giải quyết là phá giải mật mã thông tin của Hải quân Đế quốc Đại Nhật Bản. Để làm điều đó, Cục Tình báo Quân sự Hoa Kì sai người đi đến Bletchley ParkAnh Quốc vào tháng 4 năm 1943, học tập kinh nghiệm và kĩ thuật phá giải máy mật mã Enigma từ nhân viên mật mã Anh Quốc. Một tháng sau, hai phía kí kết thoả thuận, thiết lập cơ chế cùng nhau chia sẻ tình báo và giao lưu nhân viên, để cùng nhau ứng biến sự uy hiếp của Hải quân Đế quốc Đại Nhật BảnHải quân Đức Quốc xã.[4]

Sau khi chiến tranh kết thúc, hai phía Anh - Mĩ phá giải thành công mật mã Nhật Bản và Đức quyết định vẫn tiếp tục tiến hành hợp tác. Ngày 5 tháng 3 năm 1946, người đứng đầu cơ quan tình báo hai nước đã kí tên gia hạn thoả thuận năm 1943, xác định cùng nhau sưu tập và chia sẻ thông tin tình báo có liên quan đến Liên Xô và các nước Vác-sa khác, đã mở ra con đường cho "nước đồng minh đáng tin cậy" của hai nước.

Lúc kí kết thoả thuận, Anh Quốc tăng thêm các quy định đặc biệt trong điều khoản, Hoa Kì không được phép chia sẻ tình báo với các nước thuộc Thịnh vượng chung Anh trừ Canada ra.

Hai nước Anh - Mĩ mỗi năm đều cần triệu tập mở họp hội nghị thượng đỉnh thông tin tình báo, thương thảo tỉ lệ và nội dung chia sẻ tình báo. Để tăng thêm trọng lượng "ra giá trả giá", bắt đầu vào năm 1948 Anh Quốc mời các nước thuộc Thịnh vượng chung Anh như Canada và Úc đến tham dự hội nghị. Cuối cùng, ba nước thuộc Thịnh vượng chung Anh như Canada, Úc và New Zealand là chân kiềng trợ uy của Anh Quốc đều bị thu hút vào hiệp định tình báo Anh - Mĩ, liên minh tình báo Five Eyes chính thức thành lập.

Liên quan